Không biết mình thích nghề gì? – Là cụm từ mà IVN gặp rất nhiều ở bạn trẻ ở đủ mọi lứa tuổi.

  • Một em học sinh cấp ba “Không biết mình thích nghề gì?”. Nên không biết phải chọn ngành nào, trường gì để học cho phù hợp.
  • Một em sinh viên năm hai “Không biết mình thích nghề gì?”. Nên tâm trạng lúc nào cũng lo lắng về tương lai ra trường sẽ ra sao?, ngành mình học hiện tại có đúng không?, liệu mình không có đam mê ‘như báo chí bảo phải có’ thì có thành công không?
  • Một em sinh viên vừa tốt nghiệp “Không biết mình thích nghề gì?”, nên cứ đi làm ở chỗ mới được một thời gian thì lại chán và nghỉ, vì không biết mình thích cái gì, cái gì là hợp với mình – cái gì là cái mà mình nên theo đuổi.
  • Một anh nhân viên đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tại một công ty nước ngoài, vẫn “Không biết mình thích nghề gì?”,thấy công việc hiện tại chán lắm, muốn nghỉ lắm nhưng không thấy mình có lựa chọn nào khác tốt hơn.

Vậy “Không biết mình thích nghề gì?”, mình có thể tìm câu trả lời ở đâu?

Bắt đầu từ ‘Cây Nghề Nghiệp’

cay-nghe-nghiep-anhtuanle

Hãy mở màn từ cái Cây nghề nghiệp này trước. Cây có 2 phần là phần quả (chữ đỏ) và phần rễ (chữ đen).

Quả là cái khiến chúng ta thích, vì nhiều ‘lý do’ khác nhau. Có thể là thích trở thành những người như: Steve Jobs, Bill Gates vì lương cao, tiền nhiều? Hay ta thích trở thành một diễn giả, một người trong showbiz vì được nhiều người biết đến? Hay ba mẹ ta hay khuyến khích làm việc ở nhà nước vì ổn định? Có phải 10 năm trước ta học chứng khoán, 5 năm trước ta học ngân hàng, 2 năm gần đây ta học Marketing – mục đích là để có cơ hội việc làm tốt hơn? Có phải ta luôn thích ứng tuyển các chương trình Management Trainee ở Unilever, Big 4, VNG vì môi trường làm việc ở đó thật tốt?

Vậy thì ta hiểu, quả – tức là việc có lương cao, cơ hội việc làm tốt, có môi trường ngon lành, sếp tốt bạn ngoan, được nhiều người biết – là những yếu tố khiến cho ta THÍCH MỘT CÁI NGHỀ.

Tuy nhiên, quả không tự nhiên có mặt trên đời. Cũng như việc THÍCH không thể tự nhiên mà có, nếu ta chưa có RỄ CÂY.

Rễ cây ở đây chính là sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính. Một cái cây cho nhiều quả khi ta chăm bón cho rễ thật nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Tương tự, để ta có được lương cao, công việc ổn định, nhiều cơ hội việc làm – ta phải bắt đầu từ việc chăm bón ‘rễ’ – tức là tìm hiểu về sở thích, kĩ năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính của bản thân trước.

Vậy thay vì đặt câu hỏi “Mình thích nghề gì?”, ta hãy bắt đầu từ các câu hỏi này trước:

1. Sở thích của mình là gì?

Có 2 cách để xác lập sở thích của bản thân đó là :

  1. Liệt kê các hoạt động, chương trình mà bản thân đã tham gia từ hồi lớp 9 đến nay. Trong các hoạt động đó cái nào mình thích, cái nào mình không thích? Lý do nào mình thích nó, vì công việc, vì con người, vì môi trường hay cụ thể thế nào?
  2. Làm thử một số bài test tính cách và xem kết quả xem mình có sở thích gì.

Không có sở thích nào đúng hay tốt trọn vẹn, cũng không có sở thích nào là sai cả. Mình có những người bạn có sở thích rất kỳ lạ như chụp ảnh máy bay, nghiên cứu và phân tích những loại giun đất… Thật ra sở thích càng lạ, càng nhiều cơ hội việc làm cho ta.

Còn đam mê thì sao ? Trong bài viết này, mình mong những bạn hiểu đơn thuần ‘ Đam mê ’ là level cao hơn của sở thích. Sở thích thì tùy hứng, ví dụ ta thích bóng đá thì thời điểm ngày hôm nay rảnh ta xem, mai rảnh ta không xem. Nếu ta đam mê bóng đá, ta sẽ dành cả ngày cả đêm để khám phá về nó .

Vậy nên để kiểm tra xem sở thích đó có thật sự mạnh và là đam mê của mình không, bạn hãy thử đặt ra thử thách mỗi ngày 60 phút trong một tiếng liên tục chỉ ngồi tìm kiếm thông tin về sở thích đó xem, nếu đam mê thật sự thì không chán đâu.

2. Mình có thể làm được gì?

Để đi làm được, cái nhà tuyển dụng nhìn vào là kỹ năng mà bạn có thể làm được. Có hai cách để tìm ra năng lực của mình rất nhanh:

  1. Lên Vietnamwork, gõ vào ô tìm kiếm một từ khóa mà bạn thích, ví dụ ‘marketing’. Hoặc cứ lướt và ấn vào xem những đầu công việc mà bạn thấy có hứng thú. Xem trong nội dung công việc đó, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn làm gì? Cái nào bạn nghĩ bạn có thể làm được – chưa cần xuất sắc – nhưng vẫn có thể làm được. Cố gắng lướt khoảng 100 công việc khác nhau và liệt kê hết những thứ có thể làm được ra giấy.
  2. Cũng giống như sở thích, ta có các bài kiểm tra tính cách để biết được kĩ năng của mình ở đâu.
  3. Bạn có thể sử dụng công nghệ Diagnosis Hub để thấu hiểu bản thân, nhận diện năng lực bẩm sinh và thiên hướng tính cách

Xem thêm: Công nghệ Diagnosis Hub

3. Giá trị nghề nghiệp của mình là gì?

  • Có những người đi làm chỉ với một mong ước duy nhất là thoát nghèo. Họ hoàn toàn có thể làm bất kỳ công việc gì, miễn có tiền. Có tiền là có đam mê.
  • Có những người lại có giá trị sống là mái ấm gia đình, làm việc làm không cần quá giàu. Nhưng nếu có nhiều thời gian dành cho mái ấm gia đình thì họ sẽ rất vui.
  • Có những người thì mong ước làm những việc làm góp phần cho xã hội. Làm cho một tổ chức triển khai phi chính phủ, làm Marketing ra những chiến dịch hay ho – họ rất vui. Làm marketing kiếm tiền – không vui lắm .

Trên đây là một vài tips nhỏ, hy vọng giúp bạn bớt do dự với chuyện mình thích nghề gì.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *